Bài 8: Tìm hiểu ngôn ngữ XAML

Share post this:

Chào các bạn, trong bài viết hôm nay mình sẽ giới thiệu với các bạn tổng quan về ngôn ngữ XAML. XAML là gì ? Cú pháp ngôn ngữ XAML ra sao?

Đầu tiên, XAML là gì ? XAML là một ngôn ngữ đánh dấu khai báo như XML, nó được sử dụng trong các mẫu lập trình của .NET để đơn giản hóa việc tạo ra giao diện người dùng. Đối với XAML bạn có thể tạo giao diện người dùng cho ứng dụng, sau đó tách riêng phần logic runtime trong file .CS, để tham gia vào các khai báo XAML thông qua partial class .XAML đại diện cho tập hợp các đối tượng được định nghĩa đặc biệt từ assembly.

XAML có tính tiện lợi rất cao mà ít ngôn ngữ đánh dấu nào có được bởi sự tách biệt giữa phần thiết kế giao diện và lập trình logic thông qua tool hỗ trợ.

Khi được hiển thị ở định dạng text, file XAML là các file XML có đuôi mở rộng là .xaml , các tập tin xaml này có thể được mã hóa giống xml ví dụ như mã hóa UTF-8 là điển hình.

Tóm tắt các cú pháp của ngôn ngữ XAML.

  • Object Element & Property Syntax

Một Object Element thường khai báo là phiên bản (instantce) của 1 kiểu (1 class). Kiểu này được định nghĩa trong assembly để cung cấp 1 kiểu (1 class) tương đương với các Object Element trong XAML.

<[Tên Object Element] [Tên Thuộc tính = “Giá trị”] />

Ex:

<Stackpanel Orientation=”Horizontal”

<Button Content=”XAML” Height=”23″ HorizontalAlign=”Left”

Margin=”6″ Name=”btnNew” VerticalAlign=”Top”

Width=”75″ Height=”38″ Click=”btnNew_Click” />

</Stackpanel>

  • Property Element Syntax

Đối với vài thuộc tính của Object Element , khai báo cú pháp Property Syntax là không thể bởi vì giá trị của thuộc tính không nằm trong phạm vi “chuỗi giá trị” thay vào đó ta phải khai báo Property Element Syntax.

Ex:

<Label Content=”Title” Margin=”6″>

<Label.Backgound>

<SolidColorBrush Color=”Olive” />

</Label.Background>

</Label>

  • Collection Syntax

XAML là ngôn ngữ tối ưu hóa khả năng đánh dấu để các nhà phát triển dễ đọc hơn. Một trong các điểm tối ưu hóa là nếu 1 thuộc tính đặc biệt có kiểu là Collection. Trong đó các Item của Collection bạn có thể đánh dấu như child element vào trong giá trị của thuộc tính đặc biệt và trở thành 1 phần của collection.

Ex:

<Label Content=”Title” Margin=”6″>

<Label.Backgound>

<LinearGradientBrush>

<LinearGradientBrush.GradientStop>

<GradientStop Offset=”0.1″ Color=”Blue” />

<GradientStop Offset=”1.1″ Color=”Red”/>

</LinearGradientBrush.GradientStop>

</LinearGradientBrush>

</Label.Background>

</Label>

  • Attached Property Syntax

Đối với một số thuộc tính của element cha có thể được gắn đính kèm vào element con.

Ex:

<Grid>

<Button Grid.Row=”1″/>

</Grid>

Vậy là mình trình bày một cách tổng quan về ngôn ngữ XAML, các bạn lưu ý đối với từng trường hợp thì các bạn sử dụng cú pháp cho phù hợp.  Các bạn đừng lo lắng quá về việc mình sẽ sử dụng cú pháp nào, cứ dùng từ từ rồi sẽ quen thôi. Ở bài tiếp theo mình sẽ hướng dẫn các bạn làm quen với một số control cơ bản trên Windows Phone.

Share post this:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *